Chống Thấm WC, Sân Thượng, Ban công.

Chống Thấm Mái nhà

04/08/2022 Trần Văn Nam 0 Nhận xét
Chống Thấm Mái nhà

Nguyên nhân thấm mái sân thượng:

      - Khi công trình đã ở một thời gian dài nên xuống cấp.

      - Do công trình bị lún, nghiêng.

      -Các tác nhân bên ngoài mang lại như, thời tiết, nhà bên cạnh xây mới, nhà gần đường quốc lộ xe cộ đi lại nhiều nên nhà sẽ bị dung lắc khi có tác động….

Ảnh hưởng khi thấm mái nhà: 

      - Công trình xuống cấp nhanh.

      - Làm trần tường rêu mốc, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt người già, trẻ em.

Nếu không sử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thấm, rêu mốc, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia chủ.

 

Hình ảnh mái bị thấm rêu mốc

Biện pháp sử lý khi sàn mái thấm.

Có nhiều phương pháp, vật liệu sử lý thấm cụ thể dưới đây:

1.    Chống thấm mái bằng vật liệu Màng khò.

- Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm. nếu sân thượng đã lát nền gạch thì phải đục lớp gạch và vữa láng nền, trơ lớp bê tông mái rồi tiến hành vệ sinh sạch sẽ, đục tẩy các vị trí dính vữa, khuyết tật trên nền bê tông, dùng chổi quét sạch.
- Bước 2: Quét lớp tạo dính Flintkote:

                                                                               
                               

 Flintkote lót tạo dính trước khi chống thấm mái

          - Dùng lu sơn lăn lớp kết dính Flinkote, với tỉ lệ pha (1 Flinkote:1 nước) lên bề mặt bê tông. Yêu cầu lăn đều tay, tại các vị trí góc tường phải lăn lên 30cm.
         - Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
- Bước 3: Khò dán màng: 


                                                     

Màng chống thấm khò nóng Sika   

Dán màng Bitum yêu cầu công nhân thi công lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm, và cẩn thận. 
Khi lớp tạo dính khô, tiến hành dán màng chống thấm. 
    Đưa bề mặt dán úp xuống dưới, trải màng chống thấm ra rồi dùng khò làm nóng bề mặt. Dưới tác dụng của nhiệt độ, màng chống thấm sẽ bị tan chảy và dính vào lớp dính lót.
Lướt khò đều để làm lớp màng dính chắc vào lớp dính. Thực hiện cho đến khi phủ hết bề mặt cần chống thấm. Dùng con lăn hoặc búa cao su ép phần màng khu vực đã khò để làm cho bề mặt chống thấm được bằng phẳng, tránh xảy ra hiện tượng nhốt bọt khí.


                                           Chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng SIka    

 Chú ý: phân bổ đều nhiệt lượng khò nóng. Phải chú trọng gia cố các điểm yếu như khe co giãn, góc tường… Đồng thời, thi công kín phần tiếp giáp.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, khảo sát, báo giá tốt nhất.  
   

 

Gọi ngay
popup

Số lượng:

Tổng tiền: